Tiểu sử Phạm_Đình_Kính

Phạm Đình Kính sinh năm 1669, tên nôm là làng Si, xã Cổ Sư, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, (nay là thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]

Năm 1710, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6, ở tuổi 42, ông đỗ Đệ tam Giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân khoa Canh Dần.Kỳ thi này PHẠM KHIÊM ÍCH 范謙益2 người xã Bảo Triện huyện Gia Định đỗ đầu, NGUYỄN CÔNG KHUÊ 阮公奎 Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân,người xã Lê Xá huyện Chương Đức.[1]

Năm 1723, ông sung phó sứ sang cống nhà Thanh,[2] khi tới Yên Kinh ông cùng với chính sứ Phạm Khiêm Ích và phó sứ Nguyễn Huy Nhuận mừng vua Thanh Thế Tông Ung Chính lên ngôi,[3] dâng ba bài thơ nhân sự điềm lạ nhật nguyệt hợp bích, được vua Thanh khen ngợi và thưởng ba bộ sách.

Năm 1726, mùa hạ, tháng 4 năm Bính Ngọ sứ bộ về đến Thăng Long, vua Lê đã ban chức phong thưởng cho những người đứng đầu, thăng Khiêm Ích chức tả thị lang bộ Hộ, tước Thuật quận công; Nguyễn Huy Nhuận chức tả thị lang (thứ trưởng) bộ Hình, tước Triệu quận công; Phạm Đình Kính chức hữu thị lang bộ Binh ( bộ quốc phòng), tước Lại khê hầu”.

Năm 1727 thăng bồi tụng hữu thị lang bộ Binh.

1728 là 1 năm đặc biệt trong lịch sử ngoại giao quốc phòng của Đại Việt khi lần đầu dùng ngoại giao để lấy được 1 vùng lãnh thổ phên dậu rộng lớn trải 120 dặm, sau nhiều năm tranh chấp với Thanh Triều. Nguyễn Công Thái làm Tế tửu Quốc Tử Giám, coi Binh phiên[1]. Tháng 6 đến tháng 9 âm lịch năm Bảo Thái thứ 9 (1728), Nguyễn Công Thái cùng Nguyễn Huy Nhuận lên vùng biên giới Tụ Long tổng Phương Độ châu Vị Xuyên phủ Yên Bình trấn Tuyên Quang, tra xét thực địa, tranh biện lý lẽ để đòi lại được đất đai đã mất cho nhà Thanh, xác định vị trí sông Đồ Chú nằm xa về phía bắc vùng đất Tụ Long, cùng hội với quan nhà Thanh (đương thời vua Ung Chính) dựng bia định biên giới ở hai bờ sông Đổ Chú. Đại Việt sử ký toàn thư viết: (六月,...。命兵部左侍郞阮輝潤,祭酒阮公寀,往會淸委差於宣光,認地立界,疆事始定。 Lục nguyệt,... Mệnh Binh bộ Tả thị lang Nguyễn Huy Nhuận, Tế tửu Nguyễn Công Thái, vãng hội ủy sai ư Tuyên Quang, nhận địa lập giới, cương sự thủy định.)[2]. Tháng 6,.. Sai Binh bộ Tả thị lang Nguyễn Huy Nhuận, Tế tửu Nguyễn Công Thái, đến hội họp ủy sai bang giao ở Tuyên Quang, nhận đất lập biên giới, lần đầu tiên việc cương giới được xác định ổn định. Sau đó ông đỗ hàng thứ 3 trong Đông các, được kiêm chức Hiệu thư Đông các.

Năm 1729 Phạm Đình Kính đi sứ lần 2 nhà Thanh để cảm ơn việc trả lại mỏ đồng Tụ Long và Vị Xuyên cho Đại Việt. Đoàn đi có phó sứ Quản Danh Dương (1666-1730) người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên).Khi đến Yên Kinh Danh Dương bị ốm rồi mất. Sau khi mất, ông được tặng Tả Thị lang Bộ Công, tước Hoa Phái hầu.

Năm 1931 Bồi tụng Lễ bộ Tả Thị lang.Năm 1932 ( tháng 8, Nhâm Tý, Vĩnh Khánh năm 4) thăng làm Tả thị lang bộ Hộ.

Năm 1733 (Quý Sửu, Long Đức năm thứ 2) thăng Đô Ngử Sử rồi qua Lễ Bộ Thượng Thư.

Năm 1734 ( mùa thu, tháng 7, Long Đức năm thứ 3) ban tước Lại Quận Công

Năm 1735 Nguyễn Hiệu chết, ông qua làm Bồi tụng Hình Bộ Thượng thư.

Năm 1736 ( Bính Thìn, Vĩnh Hựu năm thứ 2) qua Binh bộ thượng thư, Nhập thị Tham tụng.

Sinh thời, ông có danh vọng lớn đối với các sĩ phu, đi sứ Trung Quốc đối đáp thông minh được Nhà Thanh khen thưởng. Trước ông đỗ khoa Sĩ vọng, sau giữ các chức quan, như Tham tụng, Thượng thư, Nhập thị Kinh diên, tước Lai Quận công và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) mừng Thanh Thế Tông (Ung Chính) lên ngôi.

Vua Ung Chính ban cho ông biển vàng đề 4 chữ "Vạn thế Vĩnh Lại" và một câu đối như sau:

"Mưu đồ tư tựu, sứ hồ sứ hồ kiêm ngũ phủ

Dực vi minh thính, thần tai thần tai khâm tứ lân".

Nghĩa là:Mưu tính hỏi bàn, sứ kia sứ kia gồm năm phủ

Giúp làm tai mắt, tôi ấy tôi ấy kính bốn phương.

Lại ban cho áo hoa hột vàng để khi về thêm tôn vinh.

Ông thờ hai vua Dụ Tông, Thuần Tông, làm quan đến Đặc tiến kim tửvinh lộc đại phu, Tham tụng, trải qua Thượng thư sáu bộ kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị kinh diên. Khi về hưu được phong tước Vĩnh Lại Quận công, được tặng chức Thiếu bảo.

Liên quan